Những máy ảnh & ống kính xứng đáng đầu tư để theo nghề chụp ảnh nội thất kiến trúc

- by -

Đã xác định đi chụp ảnh để kiếm tiền thì bắt buộc ai cũng cần sắm cho mình 1 chiếc máy ảnh vừa túi tiền, đầu tư không cao, nhưng lại phải tốt và mau hoàn lại vốn đúng kô ạ ?

Chưa kể chức năng, công năng còn phải phù hợp với lại nhu cầu của từng mục đích đi chụp hình như cưới hỏi, sự kiện, chụp tối, lấy nét, 2 thẻ nhớ dự phòng, v.v…

Và cụ thể trong TOPIC này, TOMQAST sẽ nói luôn mục đích mua máy ảnh đó là chụp ảnh công trình nội thất và kiến trúc, cùng với tiêu chí chụp hình trên thì TOMQAST muốn nhắc các bạn cần quan tâm những yếu tố nào sau đây để mà chú trọng vào việc mua máy ảnh nhé.

. Việc chụp nội thất kiến trúc thì không cần phải lấy nét nhanh lấy nét nhiều điểm mà chỉ cần lấy nét đúng

. Cũng không cần máy ảnh có khả năng xử lý NOISE quá tốt, tức là ISO cao làm gì, vì có chân máy ảnh để phơi sáng cho nên ISO lúc nào cũng tầm 100-200-400 thì cũng kô cần máy ảnh xịn để khử noise nhiều.

. Cần quan tâm tới file RAW chất lượng BIT càng cao càng tốt như 12bit – 14bit để xử lý hậu kỳ cho đã tay, còn những máy ảnh lâu năm công nghệ cũ có file raw 10bit thì vẫn rất ổn, nhất là khi để ISO 100-200, thì cũng sẽ không nhận ra nhiều sự khác biệt, đặc biệt là khi chỉ để post Facebook, post website, dùng hình ảnh Online đã được resize.

. Dòng máy ảnh CROP hay FULL FRAME – DSLR hay MIRRORLESS đều không quan trọng lắm, quan trọng nhất là cái ống kính góc rộng phù hợp với máy ảnh để chụp được những góc hẹp, góc chật là được, nhiều người cứ nói với mình phải dùng full frame xử lý ảnh mới sướng, mới xịn, file ảnh chất lượng mới tuyệt vời, hình lên mới đã. Mình công nhận điều này không sai, nhưng chưa đúng lắm, nó còn tùy thuộc vào người cầm máy ảnh là ai, và họ hậu kỳ như thế nào.

Mình còn tính đưa cho họ cái link youtube 1 thánh chuyên chụp thiên văn kiến trúc bằng cái máy Nikon D7100 của hắn ta và sau khi hắn làm PTS thì mình nhìn mà muốn quỳ lạy xin bái làm sư phụ.

Mình chỉ muốn các bạn nhớ và để tâm dùm mình ở đây là đầu tư càng cao, càng xịn, thì khả năng hoàn vốn càng lâu, cũng như việc Bộ Gear Xịn sẽ cản trở tâm lý rất nhiều đối với các bạn nào có kinh phí đầu tư thấp mà vẫn muốn đi theo con đường chụp ảnh kiến trúc nội thất, nhà cửa theo sở thích, thú vui, đam mê, hay khởi nghiệp kiếm tiền bằng chụp hình …

Trước hết …

 

Mình chỉ mong các bạn lưu ý giúp mình, khi múa máy ảnh để chụp nội thất hãy cố gắng mua máy ảnh nào có chức năng quan trọng nhất này ( đo cân bằng điện tử để chụp hình cho ngay cho thẳng hàng ) và có khả năng Live View. Tức là nhìn trực tiếp trên màn hình để biết cái góc bạn sắp chụp nhìn nó như thế nào 😀

 

Tiếp theo yếu tố cũng tạm gọi là quan trọng với mình nữa là màn hình có khả năng lật xoay. Vì những góc khó với màn hình lật xoay bạn có thể nhìn được cái góc hình mà bạn muốn chụp. Thật ra mình chụp Nikon D600-D610 5 năm trời vì màn hình không lật xoay mà có nhiều góc mình chụp bị thiếu xót do không nhìn được vào màn hình :D, nhưng nói chung vẫn khỏe, vẫn sống ổn nếu không có lật xoay.

 

 

Ngoài ra các bạn cũng cần biết hiện tại máy ảnh cơ bản nhất mà các bạn cần quan tâm đang có 2 lựa chọn:

. 1 là cảm biến dòng CROP và 1 là cảm biến FULL FRAME.

Nếu mua dòng máy CROP các bạn sẽ cần mua Len cũng dành cho dòng Crop nhé. Và mua dòng Full Frame thì mua Len cũng phải dành cho dòng Full Frame nghen.

1 số máy ảnh dòng crop khá phổ biến, cũ, rẻ và khá ổn mà Tomqast (với khả năng hiểu biết của mình) nghĩ rằng các bạn có thể mua về để bắt đầu tập chụp ảnh nội thất được ( tất nhiên listing sẽ không đầy đủ và chi tiết )

. Canon thì có các dòng Canon nên mua từ 60D trở lên

. Nikon thì các dòng nên mua từ D7100 trở lên

. Sony mirrorless nên mua từ A6000 trở lên

. Fuji thì nên mua từ X-T10

 

Và tất nhiên các dòng Lens hợp với lại dòng máy CROP thì bạn nên kiếm các Lens nào có độ rộng tiêu cự từ 10mm là đã nhất nếu nhỏ hơn 10mm thì càng tốt ( thì với hệ số crop tính tương đương với FULL FRAME bạn sẽ có tiêu cự quy đổi là 15-16mm ). Mình sẽ giới thiệu các LENs mà mình biết và mình nghĩ là nó tốt, vì mình đã có dịp sử dụng qua để chụp nha 😀

 

FUJI phổ biến nhất có Fujifilm XF 10-24mm f/4 R OIS

Hình chụp bởi Ngân Max ( học viên của Tomqast đang dùng ống kính và máy ảnh FUJI để chụp )

 

NIKON và Canon dòng DSLR Crop thì có  Tamron SP 10-24mm F3.5 ( cực kỳ sắc nét ) ( Ống Tamron này nổi tiếng dành cho cả 2 ngàm Canon và Nikon )

Credit : Destefano Studios

 

SONY thì có Sel 10-18 F4

Đấy là các ví dụ hình ảnh về dòng CROP.

 

Còn dòng FULL FRAME thì TOMQAST cũng Listing các dòng máy cũ, rẻ và phổ biến luôn nha:

 

. SONY A7 Mark 1 đời đầu trở lên

. CANON từ 6D trở lên ( đừng lấy dòng 5D Mark 1 )

. NIKON từ D600 trở lên ( đừng lấy D700 dòng này cũ không có Live View )

. Fuji không có FULL FRAME nên mình không list trên đây được nghen 😀

 

Với các dòng này thì mình có lẽ sẽ không cần phải để hình ảnh ví dụ lên làm gì, vì dòng Full Frame thì chất lượng miễn bàn thêm và không có gì để nghi ngờ, nếu chụp xấu thì chỉ có thể là do bạn chụp hoặc không biết hậu kỳ. Và hiện tại các ống kính với tiêu cự quen thuộc, tốt và dễ mua phổ biến thì có:

 

Dành cho CANON DSLR:

. Canon 16-35

. Canon 14-24

. Tamron 15-30

. Tamron 17-35 ( dòng best seller của Tamron dành cho Canon cực kỳ sắc nét )

 

Dành cho NIKON DSLR:

. Nikkor 16-35 ( lens này đi đôi với Nikon D610 của mình suốt 5 năm trời )

. Nikkor 14-24

. Tamron 15-30

. Tamron 17-35 ( dòng best seller của Tamron dành cho Nikon cực kỳ sắc nét )

 

Dành cho SONY Mirrorless :

. Sony 16-35

. Sony 14-24

. Tamron 17-28 ( dòng best seller của Tamron dành cho Sony mà nhiếp ảnh gia nổi tiếng Andre Luu đang chụp )

 

Như các bạn đã thấy hiện tại phổ biến nhất dành cho các dòng máy ảnh full frame luôn có tiêu tự là 16-35 hoặc 14-24. Nên 1 khi đã bước vào chụp dòng máy ảnh full frame thì hãy lựa chọn các ống kính có tiêu cự này nhé. Nếu như giá cả, bỏ tiền ra để đầu tư không phải là vấn đề quá đau đầu với các bạn.

Và tất nhiên các dòng trên không phải là xịn nhất, tốt nhất, hay rẻ nhất, đắt nhất mà Tomqast đang muốn nói rằng nó Ổn nhất và Phổ biến dễ kiếm dễ mua nhất, thân thuộc nhất ở thị trường Việt Nam.

Nếu như bạn chịu khó tìm hiểu các ống kính góc rộng khác sẽ có rất nhiều sự lựa chọn như: Tokina, Samyang, Rokinon, Voiglander, Sigma  v.v… cho các dòng máy ảnh Full Frame

Và chất lượng thì nói thật là nó phụ thuộc vào khả năng của từng người trong việc lựa góc chụp và hậu kỳ ra làm sao :D, vì nói thật với các bạn là bây giờ chụp hình bằng máy ảnh gì, ống kính gì không quan trọng bằng việc ai là người chụp, người cầm máy và làm hậu kỳ như thế nào 😀

 

TOMQAST – Anh thợ chụp ảnh dạo

 

P/S: vì không có nhiều thời gian rảnh, nên mình sẽ không làm bài viết chi tiết, kèm hình ảnh đính kèm nhiều, nhưng mình tin rằng 1 khi đã muốn mua máy ảnh, và ống kính, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian ra để đọc và tìm hiểu kĩ hơn cho việc đầu tư, nên mình nghĩ chỉ với cái tên ống kính và tiêu cự cũng như tên dòng máy ảnh, bạn có thể GOOGLE SEARCH để đọc thông tin thêm về các thiết bị này nhé.