Chúng ta có bao giờ nghĩ đến việc nên Bắc tiến? (dịch vụ làm ăn, kinh doanh tại Hà Nội)

- by -

Theo như các bạn đã biết, hầu như từ trước đến giờ các bạn đa số chỉ nghe chuyện Nam Tiến tức là đa số chung qui tiến vào Sài Gòn để làm ăn tìm kiếm 1 cơ hội mới cho cuộc đời của họ. Từ ca sĩ cũng có, người lao động nghèo khổ cũng có, doanh nghiệp cũng có. Quả nhiên 1 số họ đã thành công, 1 số thì cũng đủ ăn đủ mặc, dù gì thật sự ở trong Nam kiếm miếng cơm manh áo cũng dễ hơn ở ngoài Bắc với cái gọi là mùa Đông giá rét, hay mùa hè nóng oi ả đến kinh người. Khi thành công 1 số người họ mới nghĩ đến chuyện quay trở lại Bắc để tạo dựng tiếng tăm ngoài đấy.

Thôi thì chuyện này mình cũng kô biết nhiều để mà tranh luận, chung quy theo như suy nghĩ của mình, 1 ý tưởng lóe sáng trong đầu của 1 thằng thất nghiệp vô học tập tành viết BLOG phân tích hehehe.

Mình chỉ tự hỏi 1 câu, tại sao chúng ta không bao giờ nghĩ đến chuyện gọi là Bắc tiến nhỉ ?

Hôm bữa nghe chuyện 1 thằng bạn kể, có 1 cô bé chỉ là làm việc phục vụ trong quán ăn ở Hà Nội, 1 cô bé của miền Nam chính hiệu, 1 cô bé không có ngoại hình đặc biệt, nước da cũng không trắng sáng như con gái Hà Nội. Nhưng lại là tâm điểm chú ý của cả quán ăn cũng như là mối thu hút khách đến ăn của quán. Vì sao?

Vì sự chất phát dễ thương của cô bé, cái nét hiền hòa mộc mạc của người Nam, cái giọng nói đầy chất Nam giản dị, nhẹ nhàng thậm chí còn nói là lễ phép và cực kì khó tìm thấy ở Hà Nội đã làm cho quán ăn trở nên đặc biệt vì đến ăn để được nghe giọng Nam của cô bé.

Mình là người gốc Hà Nội, không có ý chê gì Hà Nội, và rất thích Hà Nội, nhưng nhiều lần ra Hà Nội chơi, thật sự nhiều lúc cảm thấy thật sự khó chịu trước cái ánh mắt bán hàng của nhân viên, hay cái lườm của bọn phục vụ. Và mình phải công nhận 1 điều, dịch vụ ở ngòai Bắc còn kém, vì cái tôi của họ còn cao, nhiều khi mình nói họ cứ cãi lại, có khi còn như mắng vào mặt mình, khái niệm “khách hàng là thượng đế” nghe đâu nó còn rất xa vời. Đến cả những người bạn ngòai Hà Nội của mình còn phải than vãn rằng….ấy ơi, trong Nam dịch vụ thích thật nhỉ…..đi mua hàng chẳng mua cái gì, thử đồ tùm lum mà họ vẫn rất vui vẻ.

Cho nên 1 lần nữa mình muốn nhấn mạnh rằng chúng ta có nên Bắc Tiến?

Mình kô biết ca sĩ hay doanh nghiệp, công ty thì sẽ như thế nào? Mình còn non nớt, cũng chưa kinh doanh bao giờ, nhưng cái này chỉ là 1 ý nghĩ bất chợt nảy ra trong đầu, các bạn có thể thấy được những khó khăn của nó còn mình thì không.

Nhưng xin mạn phép nếu ra cảm nhận của mình nếu như mở dịch vụ bán hàng hay nhà hàng, khách sạn, hoặc massage, quán nhậu, quán ăn, nói chung là thuộc ngành dịch vụ tại Hà Nội với 1 ê-kíp nhân viên toàn là người Nam, thì chắc chắn sẽ phải làm 1 số nơi khác toát mồ hôi hột và tìm cách thay đổi để thu hút khách, nếu kô cạnh tranh nổi sẽ phải dẹp tiệm mà thôi.

Ưu:

Dịch vụ hòan tòan khác hẳn (giọng ngọt của Nam, sự dễ chịu, chất giọng khác) chắc chắn sẽ cực kì thu hút khách tìm đến cảm giác mới mà kô cần phải bay vào nam mới thưởng thức được.

Dịch vụ mới sẽ ít người cạnh tranh, sẽ rất độc quyền và độc đáo.

Thị trường dịch vụ hòan tòan khác biệt, 1 mình 1 chợ cho đến khi có ng khác kô thể ngồi yên và cũng nhảy vào làm ăn

1 nét mới lạ thay đổi không khí và thậm chí giúp thay đổi suy nghĩ của 1 số người về quan niệm dịch vụ mà cứ lườm nguýt khó chịu thì làm sao cạnh tranh nổi với “khách hàng là thượng đế”

Đại gia, con ông cháu cha, tai to mặt lớn, tòan là những người nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra những cái gọi là mới lạ và dễ chỉu để được thay đổi không khí cũng như gọi là sự thỏai mái.

Khuyết:

Phải cạnh tranh trong 1 môi trường hòan toàn khác hẳn (thời tiết, món ăn, phong cách sống) liệu nhân viên của bạn có chịu được.

Liệu những ý kiến trên của mình nêu ra đã đủ để bạn những ông bà chủ tương lai cảm thấy mềm lòng để nghĩ đến việc sẽ làm 1 cuộc hành trình Bắc Tiến và thử sức tại 1 thị trường hòan toàn mới chưa nhỉ ?

TOMQAST